Khám phá những lễ hội đặc sắc của các dân tộc tại Hà Giang

Khám phá những lễ hội đặc sắc của các dân tộc tại Hà Giang

Du lịch Hà Giang không chỉ nổi tiếng với những phong cảnh núi non trùng trùng điệp điệp, những con đèo uốn lượn như dải lụa vắt ngang lưng núi, thửa ruộng bậc thang xanh ngát hay sắc hoa bạt ngàn mà còn được biết đến với rất nhiều những lễ hội đặc sắc, độc đáo. Đi theo tour du lịch Hà Giang, bạn sẽ được khám phá, trải nghiệm sự náo nhiệt, cuốn hút của những lễ hội nơi đây, trái ngược hoàn toàn với sự thanh bình vốn có nơi núi rừng cao nguyên.

Lễ hội Lồng Tồng của người Tày

Đến với Hà Giang, quý khách sẽ có cơ hội được tham gia vào Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, một lễ hội dân gian truyền thống được người dân địa phương tổ chức hàng năm vào những ngày đầu tháng giêng đề cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, cuống sống đủ đầy. Vì thế, mà ngay từ sáng sớm đã có rất đông người dân đến tham gia lễ hội.

Lễ hội được chia 2 phần rõ rệt là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức cúng lễ được thầy cúng có uy tín đọc các bài lễ khấn cầu thần Núi, thần Nông, thần Suối,... những vị thần bảo hộ cho sự bình yên, sức khỏe và mùa màng cho dân làng. Sau đó là đến phần hội với những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát cọi, hát then của các chàng trai, cô gái. Những quả còn nhỏ với tua rua màu sắc sặc sỡ được tung lên tâm của vòng tròn dán giấy hồng hai mặt treo trên đỉnh cây mai dựng ở giữa ruộng. Nếu ai ném quả còn lọt được qua vòng tròn, người đó sẽ trở thành người thắng cuộc và được xem là may mắn nhất trong năm. Khi vòng tròn được ném thủng mang lại ý nghĩa cho một năm mới no ấm, đủ đầy cho tất cả người dân trong bản. Ngoài ra, tại lễ hội cũng diễn ra rất nhiều trò chơi khác như: kéo co, đẩy gậy, thi cày ruộng thu hút đông đảo bà con tham gia.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông được tổ chức từ mồng một đến ngày rằm tháng giêng để cầu mệnh, cầu phúc. Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, thu hút đông người tham gia nhất và cũng là lễ hội có nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.

Lễ hội Gầu Tào cũng được chia 2 phần: Phần lễ với các nghi thức thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc của người Mông với các lễ vật cúng như: thủ lợn, ngô, thóc, rượu, xôi, giấy tiền,… Được chú ý nhất trong lễ hội này chính là là nghi lễ dựng cây Nêu. Cây Nêu được làm từ một cây tre cao vút, có nhiều lá, xung quanh được trang trí lá cờ nhiều màu sắc. Tại nơi đặt cây Nêu, gia chủ sẽ dựng thêm hai cọc gỗ to, bên trên buộc xà ngang dùng để treo ngô, thóc mang ý nghĩa cho sự ấm no cho gia đình. Sau khi dựng xong, thầy cúng cùng gia chủ sẽ làm lễ cúng ngay dưới chân cột cây Nêu để mời thần linh, tổ tiên về dự.

Trong lễ hội Gầu Tào, phần hội mang đến bầu không khí náo nức của những lễ hội hè. Hội được tổ chức trên trên các triền đồi hay khu đất đồi khá bằng phẳng. Đây chính là khoảng thời gian vui chơi của mọi người, họ thổi khèn, múa khèn và mời nhau những chén rượu ngô thân tình. Đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi như: leo cột lấy bầu rượu, đánh yến,… tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi trong ngày Tết nơi vùng cao.

Lễ hội cầu Trăng của người Tày

Vào những ngày rằm tháng tám âm lịch ở Hà Giang, du khách sẽ được chứng kiến lễ hội cầu Trăng - một lễ hội hết sức độc đáo của người Tày ở Yên Định, Bắc Mê. Lễ hội với ý nghĩa đón mẹ Trăng và các nàng Tiên xuống vui Tết Trung Thu của người dân bản. Mẹ Trăng sẽ ban phước lành và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống của người dân được bình an, may mắn.

Lễ hội cầu Trăng được tổ chức đúng vào ngày rằm tháng tám và cũng được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối ngày 14 tháng tám âm lịch, với nghi thức “cúng thổ công chúa bản” tại ngôi miếu chung để xin phép tổ chức lễ hội cầu Trăng. Lễ vật được chuẩn bị gồm các loại bánh, thịt, rượu, xôi ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi thức, già làng sẽ bắt đầu các nghi lễ cầu phúc, cầu may, mời mẹ Trăng và các nàng Tiên về ban phước lành cho dân bản. Đêm ngày rằm tháng tám, khi mẹ Trăng lên khỏi đỉnh núi, lúc này thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ cúng thổ công và các thần linh. Sau khi làm lễ, tất cả bà con trong bản sẽ quây quần múa hát, uống rượu xung quang bàn lễ. 

Đến với lễ hội cầu Trăng, du khách không chỉ được nghe những điệu hát dân ca, tham gia các trò chơi dân gian mà còn được thưởng thức những món ăn truyền thống như cơm lam, rau rừng, măng chua, mắm thịt lợn,… vô cùng đặc sắc của người Tày.

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao

Lễ Cấp Sắc hay lễ Lập tịnh cho có nam giới là một trong những nghi lễ truyền thống đặc biệt của người Dao vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Lễ Cấp Sắc của người Dao được xem là nghi lễ trưởng thành cho nam giới. Dù ít tuổi nhưng nếu đã trải qua nghi lễ này, người đó sẽ được xem là đã trưởng thành, được tham gia vào các công việc quan trọng trong làng và được giúp việc cúng bái cho thầy cúng.

Người Dao cũng quan niệm rằng phải trải qua lễ Cấp Sắc thì mới biết lẽ phải trái, mới là con cháu Bàn Vương. Nếu không xét đến yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo thì nghi lễ này có tính giáo dục rất lớn thông qua những lời giáo huấn hướng tới điều thiện, không làm điều ác. 

Lễ Cấp Sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc vào tháng giêng vì đây là khoảng thời gian nhàn rỗi của người dân trong bản. Mỗi lễ Cấp Sắc đều phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm những nhiệm vụ và các nghi lễ khác nhau. Sau khi thực hiện đầy đủ các các nghi thức cầu kì và cấp sắc cho người thụ lễ, các thầy cúng phải cúng tạ ơn thần thánh, tổ tiên đã về dự thì nghi lễ mới kết thúc.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Nếu đi du lịch Hà Giang vào dịp đầu xuân, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào Lễ hội chợ tình Khâu Vai được tổ chức vào 27/3 âm lịch. 

Lễ hội chợ tình Khâu Vai bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ là nghi thức dâng lễ lên miếu ông, miếu bà, ghi nhớ công ơn những người đã có công khai thác mảnh đất Khâu Vai. Phần hội diễn ra sau khi kết thúc cúng lễ, lúc này chủ lễ sẽ tuyên bố khai hội với các hoạt động thể thao, văn hóa truyền thống thu hút thanh niên nam nữ cùng nhau đua tài.

Lễ hội nhảy lửa

Thường được tổ chức vào dịp cuối năm, khi tiết trời đang chuyển vào những ngày lạnh nhất của mùa đông. Đống lửa to được đốt lên mang đến sự ấm áp, chúc mừng cho vụ mua bội thu và cầu thần linh mang đến sức khỏe, may mắn cho người dân.

Trong lễ nhảy lửa, thầy mo sẽ gõ vào đàn và làm lễ cúng. Từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy, đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó, người thanh niên sẽ nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác sợ hãi hay bỏng rát. Nhảy lửa là nghi thức chỉ dành cho nam giới, qua đó thể hiện sự khéo léo, sức mạnh và sự nhanh nhẹ của mình.

Tết của người Lô Lô

Cứ mỗi độ xuân về, những người Lô Lô luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình trong năm cũ để đón một mùa xuân mới. Từ 28 - 29 tháng chạp, mọi nhà đều sẽ quét dọn nhà cửa sạch sẽ với ý nghĩa xua đuổi mọi rủi ro của năm cũ, chuẩn bị đón năm mới tài lộc.

Chiều 30 Tết, người Lô Lô thường tổ chức bữa cơm sum họp gia đình. Đêm đón giao thừa là đêm nhộn nhịp nhất trong năm. Theo phong tục của người Lô Lô, thời điểm đón giao thừa được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong bản. Vào thời khắc giao thừa, chủ sẽ nhà thắp hương, quỳ lạy mời ông bà, tổ tiên về đón tết cùng con cháu. 

Những lễ hội độc đáo mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc luôn mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách mỗi lần trải nghiệm. Bạn cũng muốn một lần đến với Hà Giang để hòa mình vào những lễ hội truyền thống đó, hãy tham khảo các tour du lịch Hà Giang hấp dẫn của chúng tôi và liên hệ ngay với BDATrip nhé. Với dịch vụ chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên tận tâm, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đặt xe, vé máy bay thuận tiện, giá tốt nhất, hỗ trợ xin cấp Vietnam visa cho khách nước ngoài và tìm những khách sạn chất lượng.

Best Activities

Related Stories

Copyright © 2022 BDATrip.com | All rights reserved.