Điểm danh 6 lễ hội truyền thống ở Hà Nam hấp dẫn khách du lịch

Điểm danh 6 lễ hội truyền thống ở Hà Nam hấp dẫn khách du lịch

Những lễ hội truyền thống ở Hà Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nền văn hóa nơi đây, cũng như hòa mình cùng không khí sôi động và thỏa sức tham gia những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Hãy cùng BDATrip đi khám phá 6 lễ hội truyền thống của Hà Nam hấp dẫn mọi du khách nhé.

1.Hội đền Trúc

Địa điểm: Quyển Sơn, Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.

Hội đền Trúc còn được gọi là hội Quyển Sơn thờ vị tướng Lý Thường Kiệt ở Hà Nam. Vào dịp sau Tết Nguyên Đán, du khách thập phương nô nức trẩy hội đền Trúc, lễ hội được tổ chức rộng khắp từ đền Trúc tới ven núi Cấm, chùa Thi. Sáng sớm ngày 6/2 các đoàn rước kiệu tập trung tới cửa sân đình Trúc để làm lễ dâng hương, sau đó làm tế lễ do người có chức sắc trong làng thực hiện. Sau khi kết thúc nghi tế lễ sẽ diễn ra các trò chơi dân gian hấp dẫn như chọi gà, cờ người, kéo co, đấu vật, đập niêu... trong đó ấn tượng nhất là đua thuyền và múa hát dậm. Lễ hội đua thuyền chỉ nam giới mới được tham gia, các đội thi sẽ mặc những trang phục có màu sắc khác nhau. Thuyền rồng có gắn lá cờ nhỏ ở đầu, lễ hội được diễn ra trên sông Đáy xuất phát từ đền Trúc tới cầu Quế. Mỗ đội tham gia gồm có 15 - 20 người, gồm cả người lái, tay chèo và người chỉ hủy. Lễ hội thu hút đông đảo du khách với tiếng reo hò cổ vũ sôi động, đội nào giành chiến thắng sẽ nhận phần thưởng. Vào ngày mùng 7/2 sẽ rước tượng Phật về đền và tiếp tục hát dậm trong 3 ngày sau đó sẽ vãn hội vào ngày 10/2. 

2. Lễ hội đền Lảnh Giang

Địa điểm: Yên Lạc, Mộc, Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Lễ hội đền Lảnh Giang là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hà Nam,  thờ Tam vị Đại Vương và công chúa Tiên Dung, Chử Đồng Tử. Trong năm lễ hội được tổ chức vào hai kỳ, tháng 6 và tháng 8 Âm lịch. Vào ngày diễn ra lễ hội người dân tổ chức trồng kiệu và kéo cơ than ở trước cửa đền, sau đó làm lễ cáo kỵ. Vào ngày chính hội sẽ tổ chức lễ rượu kiệu xung quanh đền và tới ngày cuối hội sẽ làm lễ tạ, hạ cờ. Bên cạnh các nghi lễ thánh, còn có những hoạt động hấp dẫn như múa lân, múa rồng, hát chầu văn, chiếu chèo, võ vật, đánh tổ tôm, thổi cơm, chọi gà, đi cầu khỉ, đầu cờ người,...Lễ hội có ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, được thần linh che chở trước hiện tượng thiên nhiên bất thường. Vào những ngày diễn ra lễ hội, đền Lảnh Giang thu hút đông đảo du khách thập phương tới dâng lễ và trẩy hội cầu tài, cầu lộc. 

3. Lễ hội đền Trần Thương 

Địa điểm tổ chức: Đền Trần Thương, Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà Nam.

Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức từ ngày 18 tới ngày 20/8 Âm lịch thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại đền Trần Thương, thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Lễ hội được tổ chức trong vòng 3 ngày, mỗi ngày có các đoàn tế lễ, với ý nghĩa tưởng nhớ về những người đi trước. Lễ hội sẽ lựa chọn những người cao tuổi nhất làm chủ lễ sẽ tiến hành làm lễ rước cờ, sau đó đặt lên hương án. Trong ngày chính của lễ hội Trần Thương có lễ hội rước kiệu, tế lễ, phần hội, dâng hương và các trò chơi hấp dẫn như tổ tôm đi cầu kiều, đập niêu, cờ tướng,... thu hút đông đảo du khách tham gia. Ấn tượng nhất là lễ hội chơi cờ nhằm tưởng nhớ tới tài lược của Hưng Đạo Đại Vương và có ý nghĩa rèn luyện tinh thần yêu nước của dân tộc ta. 

4. Hội làng Gừa

 Địa điểm: Làng Gừa, Liêm Thuận, Thanh Liêm, Hà Nam.

Khi nhắc tới những lễ hội truyền thống ở Hà Nam không thể bỏ qua hội làng Gừa thờ Trương Nguyên một vị tướng của vua Đinh Bộ Lĩnh. Vào ngày mùng 4 Âm lịch tiếng trống giục giã tại giữa sân đình, những người có chức sắc trong làng sẽ làm chủ tế lễ. Lễ hội có nghi thức rước xách, tế lễ cùng nhiều trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ như đánh vật, đánh đu, cướp cầu, chém mía, vào buổi tối lễ hội còn có các tiết mục chèo tuồng, trồng hội, trồng chèo sôi động. Hội làng Gừa thu hút nhất với trò cướp cầu, đó là một quả cầu bằng gỗ được sơn son thiếp vàng được xem là thánh vật của người dân trong làng chỉ sử dụng trong ngày diễn ra lễ hội. Trò cướp cầu được bắt đầu vào giờ Tỵ, đội nào giành chiến thắng sẽ được vào cung hồi trống và được cầu ước rất linh thiêng. 

5. Hội vật võ Liễu Đôi 

Địa điểm tổ chức: Làng Liễu Đôi, Liêm Túc, Thanh Liêm, Hà Nam.

Hội vật võ Liễu Đôi được diễn ra tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Lễ hội được tổ chức nhằm suy tôn vị thánh họ Đoàn có sức khỏe phi thường là người có công đánh giặc bảo vệ dân tộc. Liễu Đôi vốn là vùng đất thượng võ, hàng năm vào ngày diễn ra lễ hội thu hút đông đảo du khách tới tham gia và đua tài. Lễ hội vật võ Liễu Đôi được tổ chức từ ngày 5 tới ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Không chỉ nam giới mà nữ cũng được tham gia lễ hội với vai trò cầm quyền, kiếm, đao, côn... Ngoài ra, lễ hội còn có những hoạt động hấp dẫn khác như lễ chém chữ, thi nói vè hay chế biến các món ăn đặc sản từ cá, ếch, lươn, ốc,...

 

6. Lễ hội làng Dâu 

Địa điểm tổ chức: Làng Mỹ Đôi, An Mỹ, Bình Lục, Hà Nam.

Lễ hội làng Dâu gồm hai phần chính, thứ nhất là phần chuẩn bị người dân sẽ thi nhau nuôi lợn to béo và sạch, rồi dùng thịt để cúng. Sau đó, lấy gạo sạch để làm bánh dày, thi nhau trồng mía cũng như các loại trái cây để làm lễ vật vừa tượng trưng cho lương thực được sử dụng trong cuộc chiến. Sau khi kết thúc lễ hội ban tổ chức sẽ chấm điểm theo giải nhất, nhì, ba. Phần thứ hai của lễ hội là phần thao được bắt đầu vào giờ Tý ngày 14/2, sẽ sử dụng thịt lợn, bánh dày và nước mía cho quân ăn uống. Lễ hội làng Dâu có ý nghĩa cầu mong năm mới làm ăn thuận lợi, luôn đủ lương thực cả năm cho dân làng. 

Hãy tham khảo các tour du lịch Hà Nam hấp dẫn của chúng tôi và liên hệ ngay với BDATrip nhé. Với dịch vụ chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân viên tận tâm, chúng tôi sẽ hỗ trợ đặt xe, vé máy bay thuận tiện và giá tốt nhất, ngoài ra hỗ trợ xin cấp Vietnam visa cho khách nước ngoài và tìm những khách sạn chất lượng tốt nhất dành cho quý khách.

Best Activities

Related Stories

Copyright © 2022 BDATrip.com | All rights reserved.