Khám phá những lễ hội dân gian đậm bản sắc ở Cà Mau

Khám phá những lễ hội dân gian đậm bản sắc ở Cà Mau

Cà Mau - vùng đất mũi cực Nam của Tổ quốc là nơi giao thoa nền văn hóa đặc sắc của người Kinh – Hoa – Khmer, tạo nên màu sắc độc đáo, phong phú. Chính vì vậy đã hình thành nên những lễ hội dân gian lưu giữ nhiều nét văn hóa tâm linh của vùng đất và con người nơi đây. Hãy cùng BDATrip khám phá những lễ hội dân gian đậm bản sắc ở Cà Mau bạn nhé! 

Lễ hội kỳ yên Đình thần Tân Lộc

Đình thần Tân Lộc tọa lạc bên bờ kênh Bà Đệ, nay thuộc ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 9km.

Cũng giống với nhiều ngôi đình ở vùng Nam Bộ, quy mô và khuôn viên của Đình thần Tân Lộc không lớn lắm. Vào năm 1852, căn cứ vào sắc thần của đình, vua Tự Đức đã tái sắc phong cho thần Thành Hoàng nơi đây gồm tám tự ca ngợi rằng: “Quảng hậu hữu thiện đôn ngưng chi thần… An xuyên huyện, Tân Mỹ thôn y cựu phụng sư, thần kỳ tương hữu bão ngã lê dân…”. Đình thần Tân Lộc là ngôi đình mang đậm bản sắc của người Nam Bộ với dáng kiến trúc theo lối tam tòa, thờ các vị thần Thành Hoàng Bổn Cảnh đã có công trong công cuộc khai hoang, đào kênh, lập ấp, giữ yên bờ cõi. 

Lễ hội kỳ yên Đình thần Tân Lộc

Lễ hội kỳ yên Đình thần Tân Lộc được tổ chức vào ngày 16,17/2 (âm lịch) hàng năm để tạ ơn các bậc tiền hiền, cầu mong “mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an”. Đây là lễ hội được tiến hành hết sức nghiêm trang, có đầy đủ tất thảy các nghi thức dân gian truyền thống. Trước khi diễn ra ngày lễ chính thì nhân dân trong vùng thường tập trung đến đây đểu chuẩn bị các lễ tế, xếp “hạc vàng”, làm đài sen để cầu bình an trong lễ hội cũng như quét tước, dọn dẹp, chuẩn bị chu toàn tất cả mọi thứ. 

Thời gian gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo và chính quyền địa phương nên các tổ chức đoàn thể đã xây dựng nên nhiều chương trình văn nghệ, vui chơi giải trí như hát đờn ca tài tử, hát bội… đã cuốn hút động đảo người đến xem và đồng thời trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của địa phương. Vậy nên, nếu có dịp du lịch Cà Mau, bạn hãy ghé thăm nơi đây để khám phá không khí lễ hội đặc sắc này. 

Lễ Kỳ yên đình thần Tân Hưng

Thông lệ hằng năm, cứ đến mồng 10 và 11/5 (âm lịch), người dân ở đây và nhiều nơi khác về tề tựu, dự Lễ Kỳ yên – lễ cúng thần linh đình thần Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, Thành phố Cà Mau. 

Đình thần Tân Hưng là một ngôi đình khá nổi tiếng, năm Tự Đức thứ 5, tức năm 1852, ngôi đình được sắc phong Bổn cảnh Thành Hoàng và đến 4/8/1992, đình được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Lễ Kỳ yên đình thần Tân Hưng

Vào ngày Lễ Kỳ yên, vốn đã rất quen thuộc với nhân dân nơi đây, các bô lão trong làng sẽ tiến hành Lễ rước sắc thần nhằm cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu, làm ăn thịnh phát. Đồng thời, qua lễ hội này để bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần Thành Hoàng phò trợ và những người anh hùng đã có công với đất nước đã ngã xuống nơi đây. Ngoài ra, điều đặc biệt ở đây còn là nơi đầu tiên ở Cà Mau đã diễn ra sự kiện treo cờ Đảng trên cây trước đình.  

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu nằm ở Phường 2, Thành phố Cà Mau. Có thể thấy, Lễ hội vía Bà Thiên Hậu là một lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng dân tộc người Hoa ở Cà Mau. Lễ này được tổ chức vào 9 giờ bởi người Hoa quan niệm rằng số 9 là số may mắn, ngày 23/3 (âm lịch). 

Trước lễ, người Hoa nơi đây tập trung trang trí lộng lẫy trong và ngoài nhà thờ Bà Thiên Hậu. Sau đó, từng đoàn người diễu hành qua nhiều tuyến đường trong thành phố với trống, chiêng, lân, rồng, sư, cùng cờ, hoa để tạo không khí rộn ràng, náo nhiệt trước buổi lễ. 

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu

Vào ngày lễ, họ tổ chức các nghi thức cúng tế và trong đó thì có tắm tượng để phủi đi những lớp bụi thời gian, sau đó thay xiêm y mới. Lễ hội vía Bà Thiên Hậu với các lễ vật dâng lên cúng Bà nhằm trả lễ và cầu mong Bà tiếp tục che chở cho con dân, phù hộ bình an, gặp nhiều điều tốt lành, cuộc sống ấm no, phát đạt… Theo tâm thức người Hoa, việc đốt nhang, đốt nến là biểu tượng cầu mong được chuyển lời cầu nguyện quốc thái dân an, cuộc sống bình yên, mùa màng sung túc với thần linh. Và điểm đặc biệt là vòng nhang ấy cháy suốt ngày đêm trong vòng một tháng, điều đó đã tạo nên một nét đặc trưng nổi bật trong đại lễ vía Bà Thiên Hậu ở đây. Khi đến đây và được tham gia các lễ hội ở Cà Mau và khám phá nhiều điều đặc biệt thì còn gì thỏa mãn bằng. Nếu quý du khách muốn đi, hãy để BDATrip dẫn đường cho bạn nhé. Chắc chắn rằng khi đến đây vào dịp có lễ hội, du khách sẽ rất thích thú và tiếp nhận thêm được nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng đất mũi. 

Lễ Kathina – dâng y cà sa - Chùa Monivongsa Bopharam

Monivongsa Bopharam là ngôi chùa Khmer nằm tại Phường 1, Thành phố Cà Mau. Chùa được xây dựng vào năm 1964 và mang kiến trúc đậm chất văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Nơi đây chính là nơi sinh hoạt và giao lưu văn hóa cũng là nơi hành lễ, diễn ra lễ hội nơi linh thiêng gần gũi của dân tộc người Khmer tại Cà Mau. 

Lễ dâng y cà sa là một trong các lễ hội tôn giáo lớn của đồng bào người Khmer ở Nam Bộ nói chung cũng như đồng bào Khmer tại Cà Mau nói riêng được tiến hành trong khoảng 1 tháng từ ngày 16/9 đến rằm tháng 10 (âm lịch) để cầu phúc cho mọi người. Theo nhận thấy, lễ này được Đức Phật lập ra với hình thức lễ vô cùng độc đáo. Lễ dâng y cà sa có ý nghĩa vô cùng lớn đôi với các phật tử Khmer. Qua đó để thấy được phước đức mỗi người sẽ được tích tụ, vậy nên dù chật vật hay khó khăn đến đâu thì phật tử cùng đồng bào người Khmer cũng có gắng dành dụm để được dâng cúng tại lễ trọng đại này. 

Lễ Kathina – dâng y cà sa - Chùa Monivongsa Bopharam

Mỗi năm, mỗi chùa chỉ được làm lễ 1 lần và sẽ chọn ra 1 hoặc 2 ngày để làm lễ dâng y cho các nhà sư trong chùa. Trong thời gian diễn ra sự kiện dâng lễ, bà con và phật tử chùa Monivongsa Bopharam sẽ tùy vào điều kiện kinh tế của từng người mà tập hợp lại thành nhóm do một gia đình đứng ra làm chủ lễ và được thay đổi hàng năm. Ngoài áo cà sa, phật tử còn dân nhiều vật dụng cần thiết khác. 

Kathina là một lễ truyền thống đã góp thêm phần đa dạng và phong phú trong đời sống tâm linh cũng như nền văn hóa dân gian của người Khmer đối với văn hóa dân tộc. Qua các hoạt động tâm linh này sẽ giúp con người càng sống thân thiện và gần gũi, đoàn kết, có trách nhiệm trong cộng đồng hơn.  

Lễ Kathina – dâng y cà sa - Chùa Monivongsa Bopharam

Những năm qua, nhờ việc luôn thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đề ra, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đồng bào Khmer, từ đó giúp đời sống họ trở nên khởi sắc, tiến triển hơn. Vì vậy, lễ Kathina ngày càng được tổ chức lớn hơn, mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. 

Người Cà Mau vốn thân thiện, mến khách, các lễ hội ở Cà Mau cũng không rầm rộ như những lễ hội ngoài Bắc nhưng là những lễ hội phô bày được nét văn hóa tâm linh đậm đà bản sắc dân gian của vùng đất và con người nơi đây. Nhanh tay book ngay một tour du lịch Cà Mau để đến và tham gia một mùa lễ hội đậm nét truyền thống bạn nhé. Chúng tôi sẽ mang đến bạn những hành trình lý tưởng, liên hệ ngay với BDATrip để có một chuyến đi ý nghĩa bạn nhé! Với dịch vụ chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân viên tận tâm, chúng tôi sẽ hỗ trợ đặt xe, vé máy bay thuận tiện và giá tốt nhất, ngoài ra hỗ trợ xin cấp Vietnam visa cho khách nước ngoài và tìm những khách sạn chất lượng tốt nhất dành cho quý khách.

Related Stories

Copyright © 2022 BDATrip.com | All rights reserved.